Tết Nguyên Đán ở Việt Nam
Chữ “tết” của Việt Nam bắt nguồn từ chữ “xuân tiết” của Trung Quốc. Chữ “xuân tiết” dịch sang tiếng Việt là “tiết xuân”, lâu ngày đọc trại ra “tết xuân”, rồi nói gọn lại thành chữ “tết”. “Nguyên đán” là ngày đầu năm âm lịch. Như vậy, Tết Nguyên Đán là Tết đầu năm tính theo âm lịch, bắt đầu từ ngày mùng một tháng Giêng. So với các Tết chỉ tổ chức trong một ngày như Tết Đoan Ngọ, Tết Trung Thu, Tết Nguyên Tiêu... thì Tết Nguyên Đán diễn ra nhiều ngày với nhiều hình thức lễ nghi, phong tục tập quán và sinh hoạt vui chơi hơn. Do đó, người ta còn gọi Tết Nguyên Đán là Tết Cả.
Thông thường 1 năm có 365 ngày, bắt đầu từ mùng 1 tháng giêng đến 31 tháng 12 là hết 1 năm.
Có sự khác nhau giữa các nước trong việc tổ chức lễ Tết. Thứ nhất là khác nhau về thời gian. Trên thế giới hiện nay, phần lớn các nước đón Tết vào ngày đầu năm dương lịch - loại lịch tính theo sự vận hành của mặt trời. Còn Việt Nam và một số nước châu Á thì đón Tết vào ngày đầu năm âm lịch - loại lịch tính theo sự vận hành của mặt trăng. Thứ hai là khác nhau về phong tục. Tết Nguyên Đán của Việt Nam có những phong tục riêng như: lễ đưa ông Táo về trời, lễ thượng nêu, lễ cúng ông bà, lễ cúng giao thừa, lễ hạ nêu, lì xì, hái lộc hoặc xuất hành đầu năm... Những phong tục này đã có từ rất lâu đời, cho nên Tết Nguyên Đán còn được gọi là Tết cổ truyền