Bài viết

Đạo Phật cần phải làm gì để giúp giải quyết các vấn nạn này?

Cập nhật: 23/03/2018
Đạo Phật luôn chú trọng giáo hóa con người trẻ tuổi. Vì con đường thực nghiệm tâm linh luôn có sự nhiệt tình, nhạy bén và ý chí mạnh mẽ. Tuổi trẻ có thể đáp ứng các yêu cầu ấy. Vấn đề là cần có chính sách vĩ mô, qua đó tổ chức tập hợp thanh niên Phật tử ở cơ sở; xây dựng chương trình giáo dục thích hợp với tâm lý và nhu cầu của thanh niên.
 

Đạo Phật cần phải làm gì để giúp giải quyết các vấn nạn này?

 

Chương trình giáo dục thanh niên Phật tử cần định hướng mục đích: Tạo môi trường, điều kiện cho thanh thiếu niên Phật tử tu dưỡng đạo đức, nâng cao nhận thức về bản chất và giá trị của đời sống, rèn luyện bản thân để có khả năng xây dựng đời sống hạnh phúc, thông qua lý tưởng của một người Phật tử trên cơ sở bốn phạm trù mà Phật dạy cho người Phật tử

Điều trước tiên, thanh niên cần là một môi trường sống vui tươi và lành mạnh. Xây dựng môi trường (hay còn gọi là sân chơi) cho thanh thiếu niên là điều quan trọng bậc nhất. Ngoài xã hội có quá nhiều sân chơi cho thanh thiếu niên, vì đây là đối tượng có số lượng đông đảo, dễ dãi và nhiều thị hiếu. Những sân chơi thiếu lành mạnh dễ hấp dẫn thanh niên và làm suy thoái nhân cách của thanh niên. Môi trường ở trong một ngôi chùa thì luôn lành mạnh cộng với bạn hữu hiền lành, với người thầy mẫu mực, sẽ là môi trường sinh hoạt tốt cho thanh niên.

 
 
Điều thứ hai, thanh niên cần được trang bị ba lãnh vực: Tri thức, kỹ năng và thái độ ứng xử, trong đó nhấn mạnh huấn luyện những kỹ năng sống như kỹ năng kiểm soát bản thân, kiểm soát tâm lý, kỹ năng ứng xử hài hòa, kỹ năng tập luyện sức khỏe. Đây là những kỹ năng mà đạo Phật có nhiều ưu thế. Ví dụ như giáo dục kỹ năng thiền định, một trong những kỹ năng được coi là giải pháp nâng cao chất lượng sống cho con người thời đại, vốn đối mặt quá nhiều căng thẳng và áp lực trong công việc, học tập và trong cảm xúc. Tập luyện khí công, yoga… cũng là điều làm cho thanh niên thích thú và hiệu quả rất cao cho sức khỏe.
 
 
 
 
 
 
 

Điều thứ ba, cần xây dựng một chương trình sinh hoạt linh động để hấp dẫn thanh niên, cân bằng các lãnh vực: Đạo lý, thực tập, giao lưu, giải trí, âm nhạc… Nói chung, một chương trình hấp dẫn thanh niên đòi hỏi phải phù hợp với tâm sinh lý thanh niên, phù hợp với những ước mơ cao đẹp của tuổi trẻ; những phương thức rèn luyện cần phải thực tiễn để khi một thanh niên đến với một ngôi chùa sẽ có cảm hứng, nhận được những ích lợi mà không nơi nào có được.

 
 
 
 

Quả thực, rất khó cho những ngôi chùa bình thường phải gánh thêm gánh nặng giáo dục thanh thiếu niên, nhưng với một tổ chức của Giáo hội ở cấp cơ sở thì không phải là không khả thi. Chúng ta đã có kinh nghiệm qua những tổ chức giáo dục thanh thiếu niên như tổ chức GĐPT, CLB TNPT, các đạo tràng cũng thường quy tụ thanh thiếu niên tu học định kỳ… Vấn đề là, đề ra chính sách thích hợp tạo hành lang pháp lý, xây dựng đội ngũ nhân sự có khả năng và một kế hoạch hoạt động ngắn và dài hạn thật hợp lý, như vậy sẽ có kết quả tốt đẹp về lãnh vực hoằng pháp cho thanh thiếu niên, sẽ góp phần xây dựng một cộng đồng xã hội an lạc và văn minh.

Mong sau những chồi non của đất nước được ươm mầm trên thửa đất của chân – thiện – mỹ, có như thế thì những giá trị văn hóa truyền thống của đất nước mới được bảo tồn và phát huy.

Bởi lẽ : “Mái chùa che chở hồn dân tộc. Nếp sống muôn đời của tổ tông”

Hiếu Thuận

Tin tức liên quan

Cảm nhận lễ chiêm bái Xá Lợi Phật, chiêm bái trái tim Bồ Tát Thích Quảng Đức và Đại lễ Phật đản – Vesak 2025
19/05/2025
CẢM NHẬN KHOÁ TU PHẬT THẤT LẦN THỨ 105
29/04/2025
PHẬT GIÁO MÌNH ĐẸP LẮM!
26/04/2025
Cảm nhận chuyến tham quan chùa Trường Pháp
15/04/2025
TÌNH THƯƠNG CAO CẢ
16/01/2025