Sách HT. Thích Chân Tính
Lời mở đầu

Người Việt Nam mà nhất là các Phật tử thường có thói quen đến chùa lễ Phật và hái lộc nhân dịp đầu năm mới. Sau khóa lễ đêm giao thừa, người ta hay ra phía trước sân chánh điện bẻ những cành cây nhỏ đem về nhà cắm lên lọ hoa trên bàn thờ, đó gọi là lấy lộc. Thời xưa, người ít nhưng cây nhiều, cho nên việc lấy lộc không làm mất đi màu xanh trong cảnh quan của ngôi chùa. Về sau dân số ngày một đông, lượng người đến chùa lễ Phật đón giao thừa cũng tăng lên nhiều, do đó vào sáng ngày mồng một Tết là cây cối trong chùa trụi lá, không còn thấy được sắc xuân trong chốn thiền môn nữa. Các thầy bắt đầu nghĩ đến cách thức thay thế cành lộc bằng cây hương (miền Nam gọi là nhang).

Ngày xưa ngoài miền Bắc, mỗi làng đều có một ngôi chùa, dân trong làng nào sẽ đi chùa ở làng đó, cho nên hầu như dân làng đi bộ đến chùa. Đêm giao thừa, mỗi người cầm một cây hoặc một bó hương đi từ chùa về nhà trên con đường làng, tạo ra một vùng ánh sáng lung linh rất đẹp. Về sau, kinh tế ngày càng phát triển, phương tiện đi lại cũng dễ dàng hơn, nhiều người có tiền mua xe máy nên không còn đi bộ đến chùa như trước. Một người lái và một người ngồi sau cầm cây hương, xe chạy làm cho khói bụi bay ngược vào người đi sau, chưa kể thỉnh thoảng tàn lửa văng ra xung quanh gây hỏa hoạn, do vậy mà dần dần ít người lấy hương làm lộc.

Sách cùng thể loại
Tết Nguyên Đán ở Việt Nam
Tết Nguyên Đán ở Việt Nam
Thích Chân Tính
Nhìn lại
Nhìn lại
Thích Chân Tính
Lời Nhắn Nhủ
Lời Nhắn Nhủ
Thích Chân Tính
Tặng Phẩm Xuân 2020
Tặng Phẩm Xuân 2020
Thích Chân Tính
Chó rừng và Sư tử
Chó rừng và Sư tử
Thích Chân Tính
Nụ cười Di-lặc
Nụ cười Di-lặc
Thích Chân Tính